Veneer là gì?

Gỗ Veneer tự nhiên: là gỗ được lạng mỏng  (bóc ly tâm) từ cây gỗ tự nhiên thành những lát dầy từ 0.3mm đến 0.6mm, độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được phơi và sấy khô. Một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt.

 

Cách tạo ra gỗ Veneer

- Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.

- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo, dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. - Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

 

Ưu điểm: - Dễ thi công - Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên. - Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

 

Nhược điểm: Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều  người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển.

 

Sau đây là một số loại Veneer:

  • Raw veneer: không có cốt gỗ, có thể dán cả 2 mặt.
  • Paper-backed veneer: có phần cốt giấy bên dưới được sử dụng để phủ bề mặt của một diện tích nhỏ hoặc các đường cong.
  • Phenolic-backed : là veneer nhân tạo hiện được sử dụng phổ biến góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Khi lựa chọn những sản phẩm tủ bếp làm từ gỗ Veneer mọi người lưu ý chọn cốt gỗ dán nhé, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị "nở" ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.

 

Sản phẩm của chúng tôi

Xem và lựa chọn cái sản phẩm gỗ cứng cao cấp của gỗ mỹ

Tin tức mới nhất từ gỗ mỹ
Video của chúng tôi